Không cần mở cửa hàng,ôngdânTháiNguyênngồinhàchốtđơnnôngsảntoànquốviệt nam vs indonesia vẫn có hàng trăm khách
Gần 10 năm khởi nghiệp trồng và sản xuất chè hữu cơ, anh Lê Sơn Hải (31 tuổi), trú xóm Nam Thành (xã Thành Công, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã có tệp khách hàng ổn định. Đặc biệt, gia đình anh Hải nằm trong số những hộ nông dân bán toàn bộ sản phẩm qua các kênh online đến người tiêu dùng trực tiếp. Trong đó, 2 kênh bán hàng online anh Hải đang vận hành trực tiếp là tài khoản Facebook Hải Trà và TikTok An Hải Trà, mỗi tài khoản có khoảng 16.000 tài khoản theo dõi.
Trên các nền tảng này, anh Hải quay rất nhiều video giới thiệu hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp vùng trồng trà hữu cơ; các công đoạn ướp chè sen, chè nhài… được nhiều người yêu thích. Còn trên Facebook cá nhân, anh Hải thường xuyên livestream giới thiệu những dòng sản phẩm mới hoặc đơn giản là tương tác, trò chuyện, giao lưu để nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng.
Theo anh Hải, ứng dụng chuyển đổi số trong nghề trồng và sản xuất chè chính là sử dụng những nền tảng công nghệ thông tin, mạng xã hội sẵn có để quảng bá, giới thiệu về cơ sở sản xuất, về sản phẩm mà không tốn kém nhiều chi phí, tiền bạc để mở thị trường, gây dựng hệ thống đại lý như cách bán hàng, kinh doanh truyền thống. "Nhà tôi không cần mở hàng, tuyển đại lý bán hàng nhưng mỗi tháng vẫn có 300 - 400 khách đặt mua chè. Toàn bộ đều sử dụng dịch vụ ship hàng đi khắp cả nước", anh Hải nói.
Bà Đào Thanh Hảo, Giám đốc HTX chè Hảo Đạt, đang quản lý gần 50 ha vùng nguyên liệu tại xã Tân Cương (TP.Thái Nguyên) chia sẻ, ứng dụng chuyển đổi số đã giúp cơ sở này phát triển mạnh mẽ ngay trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khi đó, sản phẩm chè được đưa lên các sàn thương mại điện tử hoặc thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo để tiếp cận khách hàng và có rất nhiều người đặt mua. Đến nay, các kênh bán hàng online vẫn tăng trưởng tốt, HTX đang cắt cử 5 nhân viên chỉ tập trung tổng hợp đơn của khách đặt hàng.
Cũng theo bà Hảo, ứng dụng chuyển đổi số ở HTX chè Hảo Đạt còn là những phần mềm quản lý chấm công, tính lương tự động, trả lương qua tài khoản ngân hàng. Đến nay, 90% người lao động của HTX cả cố định lẫn thời vụ đều nhận thông báo lương, nhận lương qua điện thoại.
"HTX sử dụng hàng trăm lao động thời vụ, quy định thời gian làm việc là 8 giờ/ngày nhưng lĩnh vực nông nghiệp thì rất khó quản lý thời gian. Họ đi muộn, về sớm không biết được. Tuy nhiên, từ khi ứng dụng chấm công bằng vân tay thì HTX có thể quản lý chính xác giờ làm của từng người để tính lương. Hàng tháng, người lao động đều nhận được bảng kê chi tiết về số giờ làm việc trong tháng và tương ứng là số tiền lương được nhận. Tất cả đều chính xác, công bằng, không còn ai thắc mắc, khiếu nại gì nữa", bà Hảo nói.
Quản lý nhãn hiệu nông sản trên nền tảng số
Không chỉ sản phẩm chè Thái Nguyên, na La Hiên (xã La Hiên, H.Võ Nhai, Thái Nguyên) được tiêu thụ mạnh qua sàn thương mại điện tửPostmartnhững năm gần đây cũng là dấu ấn thành công chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Thái Nguyên.
Theo thông tin từ UBND H.Võ Nhai, bắt đầu từ mùa vụ 2021, địa phương này phối hợp với Bưu điện tỉnh Thái Nguyên đưa quả na đặc sản La Hiên lên sàn thương mại điện tử Postmart. Ngay trong năm đầu tiên đã có hơn 100 tấn na được tiêu thụ thành công. Sang mùa vụ năm 2022, sản lượng na tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử này tăng gấp 3 lần, khi có 380 tấn được hệ thống bưu điện vận chuyển, bán đi khắp cả nước.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Đặng Thái Bình, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ các ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng chuyển đổi số đang tạo ra cú hích trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương này. Không chỉ có sản phẩm chè, na La Hiên mà rất nhiều loại nông sản khác được tiêu thụ mạnh qua các hình thức bán hàng online.
Qua mạng xã hội, nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất, HTX đã chủ động xây dựng mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước, thông qua dịch vụ vận chuyển để bán hàng trực tiếp đến khách hàng. Phương thức mua bán này giúp nông dân có thể thu được tiền ngay sau khi chuyển hàng, không còn lo bị nợ đọng, quỵt nợ… Người tiêu dùng cũng mua được nông sản với mức giá hợp lý, biết rõ nguồn gốc của sản phẩm.
Ông Đặng Thái Bình chia sẻ thêm, để hỗ trợ nông dân, HTX chuyển đổi số, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở TT-TT tỉnh Thái Nguyên thường xuyên tổ chức hoạt động tuyên truyền, đào tạo kỹ năng, hỗ trợ nông dân kết nối, chủ động đưa nông sản lên quảng bá, giới thiệu, tiến tới tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Đặc biệt, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên cũng ứng dụng chuyển đổi số để theo dõi, quản lý các nhãn hiệu nông sản, sản phẩm tập thể. "Cụ thể, với nhãn hiệu tập thể "Chè Thái Nguyên", hiện nay chúng tôi thống kê có 186 hộ gia đình, đơn vị sản xuất, kinh doanh đang sử dụng và thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin về các đơn vị này lên ứng dụng Công dân Thái Nguyên (C-Thainguyen)", ông Bình nói.
Theo Sở TT-TT tỉnh Thái Nguyên, triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31.12.2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, địa phương này đã xây dựng sàn thương mại điện tử www.thainguyentrade.vn, đến nay có 2.600 sản phẩm được cập nhật, giới thiệu.
Sàn giao dịch thương mại điện tử này cũng được cập nhật trên ứng dụng C-Thainguyen để người dân chủ động kết nối khi có nhu cầu. Ngoài ra, Thái Nguyên đã lựa chọn được 26 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu đưa lên 2 sàn thương mại điện tử là Postmart.vn và Voso.vn. Qua theo dõi, những sản phẩm này đều có sức tiêu thụ tốt khi mỗi tháng có hàng trăm giao dịch được thực hiện thành công.